Thursday, March 28, 2024

Đừng đặt niềm tin nhầm chỗ

“Không nghe chúa là bất nghĩa. Vì vậy, bà con, giới trẻ kéo xuống đường tuần hành…”, “Tham gia biểu tình gây mất ANTT là cách xây dựng đạo chúa”, “Nếu ai không tham gia biểu tình thì không được lên thiên đàng”, “Ai mà không tham gia các hội, nhóm thì cưới xin không ai đến, chết không ai đi đưa…”… Đây là những câu khẩu hiệu, lời lẽ trong rao giảng của những kẻ đã bán rẻ lương tâm, đi ngược lại giáo luật, giáo lý để kêu gọi, xúi giục giáo dân tham gia tụ tập đông người, gây rối TTCC hoặc có những việc làm chống đối chính quyền.

Chuyện không chỉ xảy ra ở Nghệ An, Hà Tĩnh mà ngay trên địa bàn Quảng Bình, một số linh mục cực đoan đã xúi giục, kích động giáo dân tham gia tuần hành, tụ tập đông người gây sức ép với chính quyền làm mất ANTT. Nhiều câu hỏi đặt ra với quần chúng giáo dân, người dân trên địa bàn tỉnh ta là có nên tin vào những lời của các vị linh mục như Nguyễn Thanh Tịnh, Thân Văn Chính…, những kẻ mang danh “đức chúa” đã và đang kêu gọi giáo dân làm những việc bất tuân pháp luật?. Sự việc diễn ra tại giáo xứ Liên Hòa, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn là một ví dụ và nhân vật chính mà chúng tôi muốn nói ở đây là linh mục quản xứ Thân Văn Chính, xoay quanh câu chuyện làm cầu phao với sự hung hăng, thách thức chính quyền địa phương.

Cụ thể, vì yếu tố kỹ thuật, an toàn và đang trong thời gian chuẩn bị xây dựng cầu bê tông kiên cố (dự kiến khởi công vào quý I-2018) để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân 2 thôn Công Hòa và Thượng Thôn (xã Quảng Trung) nên chính quyền không đồng ý việc xây dựng cầu phao do linh mục Chính đã đứng ra tổ chức kêu gọi (linh mục Chính yêu cầu mỗi hộ giáo dân phải đóng góp với mức tối thiểu là 3 triệu đồng/hộ để làm cầu phao).

Đừng đặt niềm tin nhầm chỗ

Cây cầu phao không phép được linh mục Thân Văn Chính trực tiếp chỉ đạo xây dựng, bất chấp cảnh báo cũng như quy định cấm của cơ quan chức năng.

Khi mục đích của mình không đạt được, vị linh mục này đã quyết liệt phản đối dự án xây cầu bê tông của chính quyền, đồng thời, quyết tâm phải xây dựng bằng được cầu phao, mà theo như lời vị linh mục này tuyên bố “dù làm cầu một phút, một giây thì vẫn làm…”.

Nhưng đây thực chất chỉ là cái cớ để linh mục Chính chống đối chính quyền. Mặc dù biết là vi phạm, nhưng để thi công cầu phao vị linh mục đã huy động giáo dân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em luôn túc trực, sẵn sàng đối đầu với lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, trên các tàu, thuyền được huy động tham gia xây dựng cầu phao, vị linh mục còn chỉ đạo giáo dân chuẩn bị đá, gậy gộc để chống trả nếu như có sự ngăn cản từ các cơ quan chức năng.  Khi chính quyền địa phương tổ chức đối thoại, làm rõ sai phạm thì linh mục Chính lại chối bỏ, phó mặc và cho rằng việc làm cầu là do bà con, HĐMV giáo xứ. Đáng nói hơn khi lời lẽ của vị linh mục này trong rao giảng “Ai mà không tham gia các hội, nhóm thì cưới xin không ai đến, chết không ai đi đưa…”. Những tuyên bố này của linh mục khiến nhiều hộ giáo dân dù không đồng tình, ủng hộ nhưng cũng phải đồng thuận để không bị cô lập, cách ly. Để biện luận cho việc xây dựng cầu phao không phép này là cấp thiết, linh mục Chính đã chỉ đạo HĐMV giáo xứ gây sức ép với người lái đò (thuyền) phục vụ nhu cầu đi lại của bà con trong thôn Công Hòa, buộc người này phải trả lại đò cho UBND xã, chấm dứt việc qua lại bằng đò trên sông của người dân.

Vậy điều gì khiến giáo dân buộc phải tuân theo vị linh mục này?. Xin thưa, vị linh mục này đã lợi dụng trình độ dân trí thấp, những khó khăn về giao thông của bà con giáo dân để củng cố đức tin nhằm cô lập chính quyền với quần chúng giáo dân, bóp méo, xuyên tạc những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với giáo dân. Trái ngược với những điều đáng lên án mà linh mục Chính đã làm, câu chuyện của linh mục Nguyễn Tiến Dũng, quản xứ Kim Lâm, Vượng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) về huy động sức dân xây dựng nông thôn mới, đời sống mới để cuộc sống của mỗi giáo dân, người dân trên địa bàn giáo xứ của mình ngày càng ấm no, hạnh phúc, mới thấy được những giá trị đích thực của một vị linh mục quản xứ, khi biết chăm bẳm đức tin với phương châm “kính chúa yêu nước”, với biết bao điều đáng trân trọng, và điều đáng trân trọng hơn cả là việc xây dựng mối đoàn kết lương – giáo tại địa phương trở nên gắn kết bền chặt.

Câu chuyện ở giáo xứ Kim Lân đã gây thiện cảm và làm nức lòng quần chúng nhân dân trong cả nước, nhất là đối với vị linh mục quản xứ Nguyễn Tiến Dũng, người làm vai trò cầu nối, đã làm đẹp hơn về hình ảnh của những vị linh mục đáng kính, đáng trân trọng khi đang hàng ngày mang đến cho giáo dân những điều tốt đẹp. Cũng xin mượn câu chuyện tại giáo xứ Kim Lân để nói rằng, những cái đẹp, điều hay và người tốt, việc tốt luôn tỏa sáng giữa đời, được tôn vinh. Còn những kẻ ảo tưởng, luôn tự tạo ra sự đối trọng với chính quyền, xúi giục giáo dân làm những điều sai trái thì điều đang chờ đợi họ ở phía trước chắc chắn sẽ là sự nghiêm minh của pháp luật? Những mối quan hệ, việc làm mờ ám của những vị linh mục này về bản chất thì ai cũng hiểu rõ, đặc biệt hơn khi bên chúng luôn có sự hiện diện của một số cá nhân nằm trong tổ chức phản động, giữa chúng luôn có sự liên kết, tìm mọi cách nhằm chống phá cách mạng Việt Nam… Những hành vi vi phạm đó sẽ có ngày phải trả giá thích đáng trước pháp luật.

Niềm tin là thứ tài sản vô giá. Mất niềm tin là mất đi tất cả!. Những câu chuyện về các vị linh mục, như Thân Văn Chính, Nguyễn Thanh Tịnh cho chúng ta thấy rõ hơn về điều đó. Vậy giáo dân, cần phải làm gì để không bị kẻ xấu, không để các vị linh mục cực đoan vì những mục đích đen tối của họ lợi dụng?. Điều rất cần thiết đó là sự tỉnh táo, sáng suốt và tuân thủ pháp luật.

Trần Tuấn

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG