Friday, March 29, 2024

Xung quanh quyết định của Thủ tướng Hun Sen

“Campuchia tước quyền công dân 70.000 người gốc Việt”. Đây có thể là một tin rất sốc với cộng đồng người Việt Nam hiện đang sinh sống tại đất nước chùa tháp này! Tuy nhiên, có vẻ như tiêu đề nói trên của BBC Việt Ngữ lại là trò “treo đầu dê bán thịt chó’ quen thuộc của nhà đài này!

Xung quanh quyết định của Thủ tướng Hun Sen

Bởi những thông tin sau đó hoàn toàn khác. Xin được trích nguyên để những ai quan tâm cùng đối chiếu: “Campuchia sẽ tiếp tục tiến hành chính sách thu hồi giấy tờ của 70.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Campuchia, nói giấy tờ quyền công dân của họ là “không đúng quy định,” tờ Phnom Pehnh Post đưa tin.

Trong khi đó, rất nhiều người trong số này là người gốc Việt đã sinh ra và lớn lên ở Campuchia.

Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh tư tưởng bài Việt vẫn luôn ngấm ngầm nhuốm màu bản sắc chính trị và xã hội Campuchia, tờ báo này nhận định.

Trong một cuộc họp hôm 4/10, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng nói: “Có người nước ngoài sở hữu giấy tờ không hợp pháp vì họ đã được ban hành không đúng quy định.”

Ông Sok Phal, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập cảnh, nói rằng các quan chức vi phạm sẽ bị “trừng phạt” và rằng các nghị định sẽ được thực hiện trong những tháng tới.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đó đã có chuyến thăm ba ngày đến Campuchia và gặp gỡ Thủ tướng Hun Sen hồi tháng 7 (Nguồn: BBC).

Phal cũng nói thêm, “Người sở hữu loại giấy tờ này cũng phải chịu trách nhiệm, nhưng nếu chúng tôi bắt tất cả bọn họ, chúng tôi sẽ không có đủ nhà tù để đưa họ vào.”

Ông Phal nói có khoảng 70.000 người được cấp giấy tờ công dân bất hợp pháp.

Phal thừa nhận rằng hầu hết những người vi phạm là người gốc Việt sinh ra ở Campuchia và không có quốc tịch khác.

Ông nói rằng một văn bản dưới luật đã thông qua vào tháng Tám cho phép chính quyền hủy bỏ giấy tờ như chứng minh nhân dân và hộ chiếu, chính thức thu hồi quyền công dân của hàng ngàn người.

“Chúng tôi không xóa bỏ quyền công dân của họ, họ là người Việt Nam. Chúng tôi chỉ lấy lại giấy tờ về quyền công dân Campuchia,” ông nói.

Ông Phal nói với tờ Phnom Penh Post rằng những đối tượng này sẽ được coi là người nhập cư bất hợp pháp, nhưng ông đảm bảo họ sẽ không bị ép buộc rời đi.

Cũng theo báo này, chỉ ở riêng thủ đô Phnom Penh, Bộ Nội vụ đã xác định được 7.501 trường hợp giấy khai sinh không chính xác và 305 hộ chiếu sai thông tin”.

Khẳng định có tính mở sau đó của ông Sok Phal, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập cảnh cho thấy tình cảnh không đến nỗi tồi tệ và khó khăn như cái tên tiêu đề nêu. Theo đó, “Chúng tôi không có chính sách như Lon Nol hoặc Pol Pot trong việc di tản hoặc giết người. . . Họ có thể trở về đất nước của họ. Mặt khác, vì họ đã sống ở đây một thời gian dài, họ có thể nộp đơn lên cơ quan chức năng xem họ có thể làm dân nhập cư hay không,” ông nói”.

Hay nói cách khác, trước những động thái này của giới chức Campuchia, những người gốc Việt hoàn toàn có thể nhập cư và trở thành công dân của đất nước họ đang sinh sống nếu họ nộp đơn lên cơ quan chức năng nước này! Nghĩa là mọi thứ vẫn đang rất mở cho những người gốc Việt.

Đã có những bình luận khác nhau xung quanh động thái mới này của Chính phủ Campuchia. Tuy nhiên, khách quan mà nói đấy là điều mà Chính phủ của ông Hun Sen buộc phải thực hiện sau cuộc bầu cử vừa qua! Dù thắng lớn nhưng để đoàn kết dân tộc, đất nước, và thực hiện những mục tiêu lâu dài thì chính đảng của Thủ tướng Hun Sen phải có những nhượng bộ nhất định. Và trong bối cảnh đó thì vấn đề người Việt sinh sống trên đất Campuchia một lần nữa được đặt ra. Song điều đáng ghi nhận là dù đáp ứng yêu sách của các chính đảng có tư tưởng bài Việt khác nhưng Chính phủ của ông Hun Sen vẫn để cho mình một lối thoát trong quan hệ với Việt Nam!

Vậy nên, hãy công bằng để phán xét tình hình tại Campuchia, mối quan hệ Việt Nam với Campuchia cùng với Lào đang trở thành mẫu hình của Quan hệ Quốc tế!

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG