Friday, March 29, 2024

BÀI HỌC VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vi phạm của Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật.

Dư luận ngỡ ngàng khi một cán bộ trẻ, UVTW Đảng trẻ nhất Nguyễn Xuân Anh được báo chí tụng ca bởi nhiều phát ngôn gây sốc về phẩm giá cán bộ thời kinh tế thị trường đã ngã ngựa.

BÀI HỌC VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
Ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Đà Nẵng

Ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng với cương vị là người đứng đầu Thành ủy phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020; Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; Gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy; Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực; Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.

Cùng ngã ngựa lần này còn có ông Huỳnh Đức Thơ, Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

Đường quan lộ và gia cảnh của ông Nguyễn Xuân Anh được coi là trơn tru hơn cả vì được thừa hưởng nhiều thứ. Con nhà gia thế (bố ông nguyên là Chủ nhiệm UBKTTW nhiệm kỳ trước); Kinh tế vững vàng; Vợ đẹp con khôn (vợ ông nguyên là hoa hậu); Quan lộ như diều gặp gió (Phó Chủ tịch UBND Thành phố khi 34 tuổi, Bí thư Thành ủy khi 38 tuổi, UVTW khi 39 tuổi). Không nói thì ai cũng biết ông còn lên cao nữa trong tương lai.

Vậy mà ông chết vì hai thứ rất đáng chê, bằng cấp (tiến sĩ) dởm, nhận xe ô tô và 2 căn nhà của doanh nghiệp, đúng kiểu chết ở vũng bùn của một kẻ tầm thường hơn là một chính khách. Cái “chết” của ông khiến người ta đặt câu hỏi vì sao vậy?

Xin thưa rằng, có 3 triệu chứng mà nó cũng là triệu chứng khá phổ biến của cán bộ thời kinh tế thị trường:

-Thứ nhất, THIẾU CÁI TÂM vì dân, vì nước. Cái chất quan lại “công bộc của dân” như lời dạy của Bác Hồ đã biến chất. Đạo lý “lo nỗi lo của dân, đau nỗi đau của dân” ngày mỗi phai nhạt trong môi trường nịnh hót, tiền hô hậu ủng của đám quan tham, nhũng nhiễu, cơ hội, giả dối. Mỗi khi ngồi vào chiếc ghế quyền lực là tưởng rằng mình đứng ở vị thế “cai trị dân” chứ không phải là “phục vụ dân”.

-Thứ hai, HÁO DANH, đua nhau lấy bằng Giáo sư này, Tiến sĩ nọ trong lúc Luật công chức chẳng có chữ nào quy định quan đầu xã, huyện, tỉnh, trung ương phải là Tiến sĩ (trừ các trường Đại học, Viện khoa học). Tiến sĩ thật thì đã phúc lớn cho dân nhưng Tiến sĩ giả thì tai họa, mà xem ra giả nhiều hơn thật mới mạt vận. Ra nơi cộng cộng thì muốn phải giới thiệu cho đủ một dây các loại chức danh, học vị. Xuống cơ sở thì phải đón rước linh đình, long trọng…

-Thứ ba, THAM LAM, tham vô độ, chẳng biết thế nào là đủ trong lúc dân chúng còn đói nghèo. Dân còn chạy đôn chạy đáo kế sinh nhai trong lúc quan thì biệt phủ này, biệt phủ nọ vẫn tìm cách bòn rút. Cá nhân bòn rút chưa đủ còn kéo phường, kết nhóm để vơ vét. Bản thân vơ vét chưa đủ còn phải cài đặt, kê kích cho con cháu, thân thích bất tài. Đồng tiền mồ hôi, nước mắt của dân bị tiêu pha như rác mà chẳng hề động lòng trắc ẩn…

Nói tóm lại, đạo đức cách mạng đang xuống cấp. Đấy là thách thức của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

<molang>

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG